Trà thảo mộc ngày càng được nhiều người yêu thích không chỉ dành cho những đối tượng tuổi lão niên, trung niên mà các bạn trẻ hiện đại cũng khá ưa chuộng. Mỗi người uống trà với mục đích khác nhau có người vì niềm đam mê với trà, có người bị hấp dẫn bởi vị ngon của trà thảo mộc và nhiều người uống trà vì muốn tốt cho sức khỏe. Nếu các bạn đang muốn tìm hiểu về trà thảo mộc và sử dụng chúng như thế nào để mang lại công dụng tốt nhất vậy thì hãy dành thời gian tham khảo cách pha trà thảo mộc trong bài viết sau đây.
Giới thiệu về trà thảo mộc
Trước khi học cách pha trà thảo mộc chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem trà thảo mộc là gì? Đây là một loại thức uống quen thuộc đã được con người sử dụng từ hàng nghìn năm trước. Tuy gọi là trà nhưng trà thảo mộc không giống với các loại trà khác. Lý do loại trà này không phải được làm từ lá trà mà thành phần của nó là các loại lá, hoa, quả, vỏ và rễ của rất nhiều các loại cây khác nhau.
Các thành phần này sẽ được phơi khô và chúng có thể dùng tách riêng hoặc cũng có thể được kết hợp với nhau tùy theo sở thích của người thưởng trà. Trà thảo mộc ngày càng được ưa chuộng bởi trong trà có chứa chất chống oxy hóa, giảm đau nhức, căng thẳng và nhiều chất dinh dưỡng khác giúp cải thiện sức khỏe. Bên cạnh đó loại trà này không chứa caffeine nên mọi người có thể yên tâm sử dụng.Các loại trà thảo mộc được sử dụng hiện nay
Trà gừng
Đây là loại trà thảo mộc khá phổ biến có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc. Trà gừng có chứa nhiều vitamin C, canxi, kẽm, axit amin rất tốt cho việc điều hòa huyết áp, ngăn ngừa loét dạ dày, chống viêm. Cách pha trà thảo mộc này rất đơn giản bạn chỉ cần nghiền gừng tươi rồi cho vào nước đun sôi trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút là có thể thưởng thức chén trà gừng nóng hổi nhiều công dụng. Ngoài ra hiện nay trà gừng còn được đóng túi sẵn rất tiện lợi và thuận tiện sử dụng.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có nguồn gốc từ khu vực Đông Á là một trong những loại trà thảo mộc có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể:
+ Giúp cải thiện giấc ngủ để có được giấc ngủ sâu
+ Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và bảo vệ gan
+ Giúp tiêu hóa tốt và cải thiện sức khỏe tim mạch
+ Chứa thành phần apigenin là chất chống ung thư
Trà hoa atiso đỏ
Thêm một loại trà thảo mộc rất được yêu thích nữa đó là trà hoa atiso đỏ. Loại trà này có tác dụng rất tốt cho gan và tim mạch, góp phần giảm lượng mỡ và đường huyết trong máu.
Bên cạnh đó trà hoa atiso đỏ mang đến khả năng giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể và ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư. Để sử dụng loại trà này không hề phức tạp chỉ cần thực hiện đúng cách pha trà thảo mộc theo hướng dẫn là bạn sẽ có thêm một phương pháp chăm sóc sức khỏe cực kỳ hữu hiệu.Trà hoa hồng
Hoa hồng là loại hoa chinh phục được lòng người bởi vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng. Hơn thế nữa chúng còn là nguyên liệu để tạo nên loại trà hoa hồng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trà hoa hồng có khả năng chống oxy hóa, giảm căng thẳng, đau nhức, hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra uống trà thảo mộc này còn bổ sung các vitamin A, E giúp da đẹp hơn, hỗ trợ giảm cân, giảm đau cho chị em trong thời kỳ kinh nguyệt.
Trà bạc hà
Trà bạc hà hấp dẫn người uống không chỉ bởi hương thơm và còn đem đến công dụng kích thích các giác quan. Hương trà bạc hà khiến cho chúng ta thấy sảng khoái và thư giãn hơn nữa còn có thể làm tăng nồng độ oxy trong não, hỗ trợ tiêu hóa tốt.
Hướng dẫn cách pha trà thảo mộc
Cách pha trà thảo mộc không quá phức tạp và đòi hỏi cao tuy nhiên cũng cần phải đảm bảo pha đúng cách và phù hợp.
Khi pha trà thảo mộc có 3 yếu tố mà chúng ta cần quan tâm đó là:
+ Nhiệt độ nước: Để pha trà thảo mộc cần nước sôi từ 80 đến 90 độ C để phá vỡ các kết cấu và phát tán hương vị, công dụng có trong trà. Nếu dùng nước nguội sẽ không thể hòa tan được các hợp chất trong trà và mất đi hương vị của trà thảo dược.
+ Lượng trà cũng cần vừa đủ vì ít quá sẽ không tạo nên được hương vị đặc trưng mà nhiều quá sẽ khiến trà có mùi nồng. Các bạn có thể thử 6g trà cho ấm 300ml và sau đó thì điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu vị.
+ Thời gian hãm trà thảo mộc nên để từ 5 đến 7 phút.
Thực hiện pha trà thảo mộc theo trình tự sau:
Bước 1: Đun nước với nhiệt độ thích hợp là 80 đến 90 độ C
Bước 2: Thực hiện làm nóng ấm chén bằng cách lấy nước nóng rót vào ấm và đậy kín sau đó rót hết nước ra ngoài.
Bước 3: Cho lượng trà vừa đủ vào ấm
Bước 4: Rót nước nóng vào ấm trà sau đó đổ đi, bước này là để đánh thức trà.
Bước 5: Đổ nước nóng vào ấm trà và hãm trà khoảng từ 3 đến 5 phút.
Bước 6: Sau khi đã thủ thời gian hãm trà bạn hãy rót trà ra để thưởng thức.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.